Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ho và tùy từng nguyên nhân mà có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, ho kéo dài do dị ứng có thể gây khó chịu, mất ngủ do ho có thể khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Nếu dùng thuốc dị ứng hoặc thuốc kháng sinh, bạn thường gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung, giảm năng suất và rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, những người bị dị ứng với thuốc kháng sinh, thậm chí chỉ là cảm lạnh thông thường cũng có thể bị tác dụng phụ. Vì vậy, sử dụng thảo dược trong trị ho đang là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến
Một số loại thảo dược đang dùng phổ biến hiện nay gồm:
1. Cao lá thường xuân
Đến đầu thế kỷ 16,cao lá thường xuân được nhiều người biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Vào thế kỷ 19, một bác sĩ ở Pháp nhận thấy rằng trẻ em ở miền nam đất nước ho ít hơn trẻ em ở các vùng khác của đất nước vì chúng thường uống sữa từ cốc làm bằng cây thường xuân. Từ đó ông kết luận rằng cao lá thường xuân có khả năng chữa được cả bệnh về đường hô hấp. Kể từ năm 1949, nhiều tổ chức y tế đã thực hiện hơn 20 nghiên cứu khoa học quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá tác dụng chữa bệnh của chiết xuất lá thường xuân. Kết quả cho thấy dịch chiết rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp và mãn tính kèm theo ho. Một chuyên khảo của Hội đồng Engelhard năm 1998 đã mô tả lá thường xuân như một phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính kèm theo ho.
2. Gừng
Từ lâu, gừng đã trở thành một phương thuốc hữu hiệu cho các triệu chứng ho do thời tiết thông thường. Nếu ho do cảm lạnh, bạn có thể uống nước canh gừng với vỏ cam (hoặc vỏ quýt khô) và một chút quế. Gừng có tác dụng chống co thắt, chống dị ứng, kháng histamine, chống viêm, chống ho và các tác dụng khác. Cineole, hoạt chất trong gừng, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
3. Tần dầy lá (hay còn gọi là húng chanh)
Húng chanh có tính ấm, đi vào phổi, có công dụng xua tan cảm mạo, khu phong, trục lạnh, sát trùng, long đờm, giải độc, có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với một số tác nhân gây bệnh. Trị ho như Typhi, Shigella flexneri, Shigella sonei, Phathogen… Húng chanh có tác dụng long đờm, trị ho, đặc biệt trong viêm phế quản mãn tính, cảm lạnh, cảm cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, ho hen, viêm họng, khản tiếng. Người bị ho có thể nhai một vài lá hoặc tán nhuyễn gần chục lá vắt lấy một chút muối rồi uống.
4. Tràm
Tràm có chứa hợp chất eucalyptol giúp điều trị ho và cảm lạnh. Cây tràm có công dụng giải độc, tiêu độc, khử trùng, long đờm, thông mũi họng, giữ ấm cơ thể, chống cảm, ho. Do có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus cao nên cây tràm được dùng làm thuốc phòng chống cảm cúm hiệu quả.
5. Bạc hà
Bạc hà có tác dụng chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi và chữa nôn mửa không tiêu. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Người bị ho có thể giã nhuyễn để hít hoặc lấy nước để uống. Bạc hà có vị cay mát, tác dụng giảm đau, diệt khuẩn, lợi dạ dày, tiêu đờm cho cảm giác thông cổ, dễ chịu. Mùi hương bạc hà rất hữu hiệu trong việc làm thông mũi, họng, phế quản và phổi cũng như giảm rối loạn hô hấp. Hương bạc hà còn giúp giảm ho.
6. Chanh
Chanh là thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch phòng ngừa cảm cúm, giảm ho, giảm viêm họng, phòng ngừa chứng loét miệng.
Bạn có thể sử dụng kết hợp các loại thảo dược trên để tăng thêm hiệu quả và nếu không có thời gian sắc thuốc, bạn có thể tìm các loại thuốc ho có chiết xuất từ các loại thảo dược trên vì tính an toàn và không có tác dụng phụ.