COLLAGEN – BÍ QUYẾT LƯU GIỮ SẮC ĐẸP
logo

Làm đẹp là nhu cầu và mong muốn của tất cả mọi người dù là nam hay nữ. Từ 25 tuổi trở đi, collagen bắt đầu giảm, gây lão hóa da: đường nét khuôn mặt thay đổi. Các dấu hiệu thường gặp như nám, sạm, tàn nhang, thậm chí là nếp nhăn nơi khóe mắt, khóe miệng, da không đều màu, 3 vòng cơ thể không được săn chắc và có dấu hiệu chảy xệ. Vì vậy nhu cầu bổ sung collagen là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người

1. Collagen là gì

Collagen là một loại protein cứng, dạng sợi và không hòa tan. Chúng rất dồi dào khi chiếm tới 1/3 lượng protein của cơ thể. Hầu hết các phân tử của collagen được liên kết với nhau nhằm tạo thành các sợi mỏng và dài. Collagen được xem như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau.

Có hai loại collagen:

  • Collagen nội sinh: Do cơ thể chúng ta tự tổng hợp, loại collagen này đảm nhận một số chức năng quan trọng. Vì thế, việc suy giảm collagen nội sinh sẽ có liên quan tới một số vấn đề về sức khỏe.
  • Collagen ngoại sinh: Đây là loại collagen tổng hợp từ một nguồn bên ngoài cơ thể.

Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại và trong đó có 4 loại chính, bao gồm:

  • Loại III: Loại này có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của khối cơ bắp, động mạch,...
  • Loại I: Được cấu tạo từ các sợi dày đặc và chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể. Thành phần này góp phần tạo nên cấu trúc của gân, sụn sợi, mô liên kết, răng, cấu trúc da và xương.
  • Loại II: Được tạo ra từ các sợi lỏng lẻo hơn và có trong sụn đàn hồi và đệm khớp.
  • Loại IV: Thành phần này có trong da và nó có tác dụng hỗ trợ quá trình thanh lọc.

 2. Tác dụng của collagen

Collagen có rất nhiều công dụng đối với    ,cơ thể và làn da, bao gồm:

  • Với hệ miễn dịch và não bộ: Collagen có khả năng hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Ngoài ra, collagen còn có tác dụng tăng cường hoạt động của não.
  • Với sụn: Collagen chiếm tới 50% trong cơ cấu thành phần sụn. Thiếu collagen khiến độ ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, khiến xương bị biến dạng. Ngoài việc ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến xương thì collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm.
  • Với mắt: Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Lượng collagen sụt giảm khi tuổi tăng cao làm giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng thủy lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất amino bị lão hóa.
  • Với mạch máu: Tác dụng của collagen là hợp chất sản sinh ra mạch máu, giúp đề phòng xơ cứng động mạch và chứng cao huyết áp. Với những người bị xơ cứng động mạch não hoặc nhồi máu cơ tim, collagen đặc biệt có vai trò rất quan trọng.
  • Với xương: Bên cạnh canxi, collagen là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương. Collagen đóng vai trò các sợi liên kết khung xương với nhau. Một khi collagen suy yếu cũng sẽ làm giảm tính đàn hồi và dẻo dai của xương. Do đó, việc bổ sung collagen còn được xem như một cách giúp xương chắc khỏe và phòng bệnh loãng xương.
  • Với tóc và móng chân – tay: Collagen cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng, vì vậy việc bổ sung uống collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe, tóc trở nên bóng mượt, bớt rụng hơn.
  • Với da: Công dụng nổi bật của collagen phải kể đến lợi ích đối với làn da. Collagen giúp tăng độ đàn hồi, tăng mức độ ẩm và độ mướt của da. Collagen loại I và III là thành phần chính, giúp làn da khỏe mạnh với cấu trúc vững chắc. Mặc dù collagen được cơ thể tự tổng hợp liên tục, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra cơ thể vẫn bị giảm 1% lượng da mỗi năm, gây lão hóa da.

Nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, với những phụ nữ dùng chất bổ sung collagen thường xuyên sẽ có sự cải thiện về độ đàn hồi và vẻ ngoài của da. Collagen cũng được sử dụng trong các phương pháp điều trị tại chỗ để cải thiện chất lượng làn da bằng cách giảm thiểu các đường nhăn và nếp nhăn.

3. Bổ sung collagen

Có 2 phương pháp bổ sung collagen cơ bản là phương pháp bổ sung collagen ngoại sinh tức là “từ ngoài vào trong” thông qua các loại mỹ phẩm thoa ngoài và phương pháp nội sinh “từ trong ra ngoài” thông qua việc ăn uống thực phẩm chứa collagen hoặc các loại viên uống hỗ trợ bổ sung collagen.

Một phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để bổ sung collagen cho cơ thể đó chính là thông qua chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, cải chíp… hay là các chế phẩm từ đậu nành, các thực phẩm giàu omega 3…. được khuyến khích là nên sử dụng để kích thích sản sinh collagen cho cơ thể. Thế nhưng, ở các loại thực phẩm hàng ngày, hàm lượng collagen mà bạn có thể hấp thụ được sẽ không có nhiều, từ đó mà hiệu quả sẽ không cao.

Đối với những người đã ở độ tuổi ngoài 30, việc bổ sung collagen thông qua đường ăn uống hoặc thậm chí là thông qua các sản phẩm bôi ngoài có chứa collagen để trẻ hóa làn da đã không còn có thể mang lại tác dụng như mong muốn được nữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực chất các phân tử collagen quá lớn để có thể thấm sâu vào da và cho sự cải thiện rõ rệt. Mặt khác, khi được bôi lên da, collagen chỉ có thể tiếp xúc với bề mặt da và trôi đi khi rửa sạch. Thêm nữa, collagen cũng có một nhược điểm nữa là thường có nhiều tác dụng phụ và kích ứng cho da hơn dạng viên hay nước uống. Các sản phẩm kem collagen cũng dễ bị làm giả, làm nhái nhiều hơn.

Thay vào đó, bạn cần phải sử dụng các sản phẩm collagen dạng uống để có thể mang lại tác dụng mạnh hơn cho cơ thể và làn da. Phương thức bổ sung nội sinh thông qua các thực phẩm giàu collagen được đánh giá là hiệu quả hơn cả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, collagen dạng nước có khả năng phát huy tác dụng tốt hơn so với thoa ngoài nhờ khả năng thấm sâu đến nhiều vị trí trên cơ thể, thúc đẩy độ đàn hội và ngăn ngừa lão hóa từ bên trong. 

 

4. Thời điểm vàng để uống collagen

Bước sang hàng 30, da lão hóa là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, trước đó vài năm, cụ thể là bắt đầu từ 25 tuổi, da đã có những dấu hiệu lão hóa mà bạn dễ dàng nhận thấy. 

Theo chuyên gia, từ sau 25 tuổi cơ thể sẽ bắt đầu có xu hướng sản xuất ít collagen hoặc collagen chất lượng thấp, gây mất độ đàn hồi của da. Cũng trong giai đoạn này, mức độ collagen giảm từ 1- 1,5% mỗi năm và con số này sẽ tăng dần theo độ tuổi. Khi bước sang tuổi 45, tổng mức collagen của cơ thể đã giảm khoảng 30% (chỉ còn 70% so với tuổi 20). 

Do đó, nếu đợi đến sau 30 tuổi mới bổ sung collagen thì rất có thể làn da đã phải chịu nhiều tổn thương do vấn đề nội tiết tố. Thay vì đợi đến khi da bị lão hóa trầm trọng mới sử dụng, phái đẹp nên bổ sung loại protein này ngay từ tuổi 25 để cung cấp collagen kịp thời cho làn da luôn căng tràn nhựa sống. Đừng để quá trễ, đặc biệt là qua ngưỡng cửa 40 thì việc cải thiện, chống lão hóa da sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Bạn có thể sử dụng collagen thời điểm nào trong ngày cũng được nhưng để phát huy tốt nhất hiệu quả của nó, các chuyên gia khuyên nên dùng vào buổi tối hoặc buổi sáng; đặc biệt là vào buổi tối bởi đây là thời gian mà quá trình trao đổi chất và tái tạo da diễn ra mạnh mẽ nhất. Uống collagen vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh và tác dụng của collagen đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nếu uống collagen vào các thời điểm khác trong ngày, bạn nên uống cách bữa ăn 3 giờ và hạn chế dung nạp thêm thức ăn sau khi uống.

Nên uống bổ sung collagen liên tục trong vòng 3 tháng, rồi ngưng lại trong vòng 1 tháng để cơ thể tự hấp thu trọn vẹn lượng collagen, sau đó mới dùng lại với liều uống duy trì.

Collagen chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, phù hợp. Cơ thể con người chỉ hấp thu được một lượng collagen nhất định với hàm lượng trung bình từ 1000mg - 1500mg. Vượt quá ngưỡng này collagen sẽ bị đào thải ra ngoài gây lãng phí và không mang lại hiệu quả làm đẹp da như mong muốn. Chính vì vậy, cần tìm hiểu và sử dụng collagen một cách hợp lý để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Nên uống collagen loại viên, bột hay nước?

Nên uống collagen loại viên, bột hay nước?

Collagen là một protein chiếm lượng lớn
Những công dụng của hồng sâm với trẻ nhỏ

Những công dụng của hồng sâm với trẻ nhỏ

Được ví như "hậu duệ vàng" của nhân sâm,

CỘNG ĐỒNG